Quy trình sản xuất sản phẩm hàng loạt tại Vinahardware

Ngày đăng: 15/06/2017
Sau khi nhận được số lượng sản phẩm gia công, người chịu trách nhiệm nhập liệu sẽ tính toán các nguyên vật liệu cần thiết để gia công sản phẩm để tiến hành đặt vật liệu.
Một số yếu tố cần phải lưu ý đối với quá trình đặt liệu: (có ví dụ cụ thể minh họa, công thức tính liệu ở ví dụ bên dưới)
  • Kích thước: độ dày mỏng, chiều dài, chiều rộng, đường kính (đối với lap và ống), độ dư cần thiết của khổ liệu…
  • Bề mặt liệu: đối với một số sản phẩm nhất định cần phải chú ý đến bề mặt của vật liệu: không bị trầy xước, đảm bảo độ phẳng…
  • Chất liệu: thép đen, thép trắng, thép mạ kẽm, kẽm, tôn, inox, đồng, atimon…
  • Đặc tính của vật liệu: thép cứng, thép mềm, thép mạ kẽm…
  • Số lượng: số lượng của nguyên vật liệu luôn phải đặt dư so với số lượng cần để gia công đủ số lượng sản phẩm theo đơn hàng của khách hàng: trong quá trình gia công không tránh khỏi các sản phẩm bị hư, bị lỗi. Đặt dư vật liệu để tránh phải nhập nguyên vật liệu nhiều lần. Tỷ số phần trăm đặt liệu dư sẽ thay đổi tùy từng mặt hàng gia công tương ứng, tỷ số này sẽ được quy định chi tiết trong Quy trình gia công chi tiết của từng sản phẩm. Và tỷ số này cũng không được quá lớn tránh hao phí nguyên vật liệu đầu vào.
  • Giá NVL: giá nguyên vật liệu đầu vào là một trong số các yếu tố quan trọng quyết định giá thành của sản phẩm. Người đặt liệu có trách nhiệm thương lượng giá cả, chi phí vận chuyển, hình thức giao vật  liệu của các nhà cung cấp.
  • Ví dụ:

    Đối với những khuôn dập hết liệu, không để lại liệu dư thì ta chỉ việc đặt liệu theo kích thước của sản phẩm: bas treo có kích thước 18 X 60 X 3. Vậy ta sẽ chặt liệu theo kích thước là: 60 X chiều dài khổ liệu X 3 (chiều dài khổ liệu tùy nhà cung cấp: 1.000, 1200, 1.500…)
Với những loại sản phẩm này thì lấy tổng số lượng cần gia công nhân với chiều rộng của bas là ra tổng số chiều dài liệu cần đặt.Tùy vào chiều dập của từng khuôn nên ta sẽ chia cho chiều rộng hoặc chiều dài: ta cần dập 1000 cái bas: 1000 X 18 = 18.000 = 18 m liệu
 
Đối với những khuôn sản phẩm có liệu dư, khi tính liệu ta phải căn cứ vào phần dư này. Như  trong  hình thì ta cần dập bas hình tròn có đường kính 40mm. Vậy ta phải đặt liệu có chiệu rộng 46mm, mỗi bên dư 3mm. Giả sử ta cần dập 1.000 cái bas: 1.000 X (40+3) = 43.000 = 43m liệu.Pát sắt hình tròn
 

Chú ý là chiều dài khổ liệu không nên chặt quá dài, gây bất tiện trong quá trình vận chuyển cũng như quá trình gia công. Trung bình nên chặt khổ liệu có chiều dài khoảng 1m đến 1,5m.
  • Chuẩn bị máy móc:
Đối với từng sản phẩm gia công cụ thể, người chịu trách nhiệm gia công sẽ chuẩn bị các máy móc, công cụ dụng cụ hỗ trợ cần thiếtcho toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm: máy dập, khuôn dập, máy khoan, máy mài, máy hàn, búa kìm, dầu nhớt…Đảm bảo đầy đủ và các máy móc đều hoạt động bình thường, đáp ứng đầy đủ yêu cầu an toàn kĩ thuật cho người sử dụng, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn và hạn chế hỏng hóc, giúp quá trình sản xuất được diễn ra thông suốt.

Đối với sản phẩm có sử dụng đến máy dập, phải kiểm tra khuôn dập thật kĩ, lắp khuôn lên máy và dập thử để đảm bảo khuôn dập và máy dập hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Tránh trường hợp khi bắt đầu gia công mới phát hiện ra lỗi, làm ảnh hưởng đến tiến độ.
  • Chuẩn bị nhân lực:
Để đảm quá trình sản xuất đúng tiến độ giao hàng, người quản lý gia công sản xuất phải tính tiến độ gia công của toàn bộ quá trình gia công đề có đề xuất chuẩn bị nhân lực thích hợp. Tránh giao hàng trễ hẹn, tránh phải làm gấp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh làm quá giờ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
  • Khu vực sản xuất:
Trong quá trình gia công sản xuất có sử dụng đến máy móc và các công cụ dụng cụ cơ khí, nên đòi hỏi khu vực sản xuất phải gọn gàng rộng rãi, đảm bảo an toàn trong quá trình gia công sản phẩm.
Nếu có sự dụng máy dập, đặc biệt phải đảm bảo khu vực quanh máy dập phải rộng rãi, vị trí để vật liệu và phôi vật liệu dư sau khi dập phải sắp xếp thật gọn gàng, tránh người qua lại khu vực gia công trong khi quá trình gia công đang diễn ra.
Các máy móc công cụ phụ trợ sử dụng trong quá trình sản xuất gia công có thể gây ra tiếng ồn, bụi... nên chú ý sắp xếp khu vực gia công phải xa văn phòng tránh gây tiếng ồn, ít người qua lại để đảm bảo an toàn. Tùy từng công đoạn gia công, người quản lý gia công phải cân đối sắp xếp hợp lý các khu vực gia công khác nhau.
  • Các xưởng liên kết gia công:
Ngoài việc gia công trực tiếp toàn bộ sản phẩm tại xưởng, đối với một số sản phẩm người quản lý gia công có thể cân đối hợp tác thêm với một số cơ sở khác để hỗ trợ một số khâu trong quá trình gia công sản phẩm.
Làm việc chi tiết về quá trình gia công hoặc khâu gia công để đảm bảo các chi tiết của sản phẩm được đồng nhất, tránh sai lệch.
b. Gia công sản xuất
Tùy từng sản phẩm gia công, người chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát gia công có thể chia quá trình gia công thành một công đoạn, nhiều công đoạn, nhiều khâu để hoàn thành sản phẩm…
Đối với những sản phẩm gia công phức tạp, nhiều khâu, nhiều công đoạn gia công. Thì tỉ lệ sai sót và các vấn đề phát sinh càng cao, vì vậy người quản lý gia công cần cắt cử trực tiếp từng cá nhân cụ thể để kiểm tra giám sát các quá trình gia công cụ thể để hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình gia công.
Người quản lý gia công phải sắp xếp cân đối, cắt cử nhân lực hợp lý giữa các khâu gia công, linh động thay đổi tiến độ giữa các khâu gia công để đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, tránh chậm trễ.
Đặc biệt trong quá trình gia công sản phẩm phải bắt buộc tuân theo các quy định về an toàn lao động như: đeo khẩu trang, mắt kính, găng tay, giầy dép…Khoảng cách an toàn, tránh ô nhiểm tiếng ồn…An toàn về điện, cháy nổ…
Khi quá trình gia công đang diễn ra, người giám sát gia công phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng và tiến độ gia công. Tránh phát sinh sai sót hoặc kịp thời có các biện pháp khắc phục.
Liên tục theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công của các xưởng liên kết gia công (nếu có) để đảm bảo chất lượng, tránh sai sót hoặc kịp thời có biện pháp khắc phục và chỉnh sửa nếu trong quá trình gia công có vấn đề phát sinh.
Trong quá trình gia công luôn luôn lắng nghe và tìm hiểu thêm các ý kiến, các ý tưởng để cải tiến, đẩy nhanh tiến độ gia công.
Sau khi hoàn thiện sản phẩm thô, kiểm tra kĩ chất lượng sản phẩm trước khi đi xi mạ: chú ý độ chắc chắn của mối hàn, các khớp nối liên kết, độ bóng của bề mặt, độ sắc của góc cạnh…
Trong quá trình xi mạ phải chú ý đến màu sắc của sản phẩm, chất lượng xi mạ. Nếu điều kiện cho phép thì nên xi mẫu màu trước, xác nhận lại mẫu màu với khách hàng.
Đối với máy dập thì phải tắt điện, tháo khuôn khỏi máy, cất đúng vị trí quy định. Nếu khuôn có phát sinh lỗi nhỏ thì phải khắc phục ngay để đảm bảo chất lượng cho lần gia công tiếp theo. Đảm bảo máy móc, các công cụ dụng cụ phải được cất đúng nơi qua định. Quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực gia công. Nếu quá trình gia công diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp thì khâu vệ sinh phải được thực hiện sau mỗi ngày khi kết thúc giờ làm việc.

Có thể bạn quan tâm
  Sự khác nhau giữa ray trượt bi giảm chấn và ray âm giảm chấn
  Bản lề giảm chấn tháo nhanh và không tháo nhanh
  Vinahardware nhận gia công phụ kiện tủ bếp
  Ray trượt âm nhấn mở
Viết bình luận của bạn: