Kinh nghiệm mở xưởng sản xuất cơ khí cho người mới bắt đầu

Ngày đăng: 02/11/2020

1. Xác định mục đích mở xưởng cơ khí

Trước khi bắt đầu mở xưởng, điều bạn cần quan tâm nhất và trả lời được là bạn mở xưởng để làm gì? Bởi vì để đạt được thành công, bạn cần hiểu rõ mục đích công việc của mình. Nó sẽ giúp bạn định hướng cho công việc. Bạn cần xác định mục đích mở xưởng của mình là mở xưởng kinh doanh, sản xuất hay thi công.

Ví dụ bạn là kỹ sư chuyên về cơ khí cần mở xưởng để thi công các món đồ khách hàng hay bạn là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí xuất khẩu hay đơn giản bạn là một người đam mê cơ khí muốn mở xưởng nhỏ để mỗi khi rảnh rỗi thì có thể giải trí với đam mê của mình.

Chính từ mục đích ban đầu này, bạn sẽ có thể quyết định đầu tư bao nhiêu tiền, lựa chọn không gian xưởng và lựa chọn máy móc phù hợp cho xưởng của mình.

 

 2.  Lựa chọn mặt bằng mở xưởng sản xuất cơ khí

Xưởng cơ khí nên đặt khu vực dân cư thưa hoặc ít, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như những tác động  xấu khói bụi, tiếng ồn,…

Bố trí xưởng cơ khí nên chọn nơi gần những tuyến đường rộng để thuận tiện hơn cho việc đi lại hay vận chuyển sắt, hàng hóa… đặc biệt xưởng sản xuất cơ khí nên được mở ở mặt đường của các tuyến đường rộng.

Một mặt bằng đẹp quyết định khá nhiều đến việc kinh doanh hiệu quả của xưởng sản xuất cơ khí đó. Do đó, trước khi quyết định mở xưởng, bạn nên cân nhắc đến việc lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh sao cho phù hợp và thuận tiện nhất giúp dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.

 

3. Nguồn vốn để mở xưởng cơ khí

Một lưu ý các bạn không thể quên đó là dự trù trước khi mở xưởng chính là vấn đề nguồn vốn. Bạn hãy xét 4 yếu tố ban đầu được nhắc ở trên để hoạch định đầu tư.

Tiếp theo là xác định khả năng tài chính có thể trang trải đến đâu để đầu tư những loại máy móc nào, đồ cũ hay đồ mới, của hãng nào để mức giá vừa nằm trong khoảng đó.

Số vốn cần có để mở xưởng sản xuất nội thất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí thuê mặt bằng; nguyên vật liệu và chi phí thuê nhân công… Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một khoản phụ để xử lý các vấn đề phát sinh trong những ngày mới thành lập, hoạt động.

Nguồn vốn thì có thể huy động từ nhiều hướng khác nhau như tự bản thân, nhờ bạn bè, người thân, liên kết với các đối tác tin tưởng khác hay có thể vay ngân hàng để huy động được một số tiền lớn trong thời gian ngắn.

Với mức vốn ban đầu còn khiêm tốn, để tránh rủi ro, bạn có thể bắt đầu với phân khúc tầm trung thay vì cao cấp. Bởi thực tế phân khúc cao cấp khá kén khách vì mỗi sản phẩm cũng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng nên khả năng xoay vòng vốn lâu hơn.

4. Thuê nhân công lao động phục vụ việc sản xuất

Nhân công là yếu tố không thể thiếu trong việc kinh doanh xưởng sản xuất cơ khí. Số lượng nhân công đông và có kinh nghiệm sẽ là yếu tố tốt nhất giúp xưởng sản xuất của bạn phát triển tốt nhất.

Theo đó, tùy theo lượng công việc và hoạt động sản xuất của xưởng, bạn có thể tìm kiếm và thuê lượng  nhân công phù hợp.

5. Trang bị thiết bị máy móc sản xuất tại xưởng

Máy móc càng hiện đại thì càng tiết kiệm được sức lực và số lượng nhân công, dễ dàng hơn trong kiểm soát về tiến độ.

Tùy theo nguồn vốn có sẵn mà bạn có thể trang bị các thiết bị hiện đại khác nhau, có thể kể đến như: máy phay, máy hàn, máy tiện, máy bào, máy khoan, máy dập

Việc đầu tư máy móc, thiết bị, dụng cụ là không thể thiếu trong quá trình thiết lập một xưởng cơ khí. Tùy vào mục đích, mục tiêu của công việc đưa ra, bạn có thể lựa chọn các loại máy và bộ đồ nghề sao cho phù hợp nhất. Nếu thường xuyên sử dụng thì mới nên đầu tư máy làm cơ khí đầy đủ và xịn hẳn.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở xưởng sản xuất cơ khí cho người mới bắt đầu. Chắc chắn với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ đem đến cho bạn những kinh nghiệm kinh doanh hữu ích.

Một lời khuyên cho bạn trong việc kinh doanh xưởng sản xuất nội thất đó là sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng, giúp quản lý xuất nhập kho, quản lý tồn kho hiệu quả hơn. Đồng thời thiết kế Website để khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn.