Nguyên lý công tắc cơ và cảm biến đóng ngắt đèn Led và cách dùng?

Ngày đăng: 30/10/2021
Vinahardware xin kính chào các bạn, hôm nay mình xin chia sẻ tới các bạn sơ về nguyên lý cảm biến đóng ngắt và công tắc cơ cho đèn chiếu sáng để chúng ta hiểu được cách dùng và áp dụng trong các công trình nhé!
Cảm biến là gì?
Bộ cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý, hóa học hay sinh học của môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó.

Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin, hay trong điều khiển các quá trình khác.

Nguyên lý và cách dùng cảm biến đóng ngắt đèn Led

Có nhiều loại cảm biến đóng ngắt đèn có trên thị trường được tích hợp sẵn các chip công suất, khi phát hiện vật thể thì sẽ đóng mạch công suất nối với nguồn. Từ đó cấp dòng áp để đèn Led chiếu sáng hoặc các thiết bị điện tử khác.

Việc sử dụng cũng khá đơn giản với nguyên lý chung là bao gồm 2 dây cấp nguồn cho cảm biến thường là 12 vôn hoặc 24 vôn (đối với cảm biến dành cho đèn Led) và đầu ra là 2 sợi dây gắn vào nguồn cho đèn Led chiếu sáng.

Chúng ta nhìn vào hình này cho dễ hiểu nhé rất đơn giản.

Các loại cảm biến có trên thị trường?

Có rất nhiều loại cảm biến phục vụ cho việc đóng ngắt chiếu sáng đèn Led, tùy vào nhu cầu thực tế sử dụng mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp.

Cảm biến vẫy tay

Là loại cảm biến dựa trên nguyên lý cảm ứng hồng ngoại phát hiện vật thể lại gần khi mà chúng ta đưa bàn tay lại gần thì đèn sáng, và thêm lần nữa đèn tắt. Thích hợp lắp đặt ở vị trí cần ưu tiên tính an toàn và vệ sinh cao như: nhà bếp, nhà vệ sinh...người dùng khi tay bị ướt không cần chạm vào công tắc mà chỉ cần vẫy tay là có thể đóng ngắt thiết bị điện tử như đèn Led, máy sấy tay vân vân. Nhược điểm của loại này là cần lắp đặt vị trí phù hợp nhằm tránh việc cảm biến bị nhiễu. Đối với các thiết bị như máy sấy thì khi sử dụng loại này cần có thêm bộ rờ le thời gian, nhằm giúp thiết bị điện chạy trong khoảng thời gian nhất định sẽ ngắt.

Cảm biến chạm

Loại cảm biến này thì thay thế công tắc cơ truyền thống, khi lắp đặt ở vị trí tủ thì rất đẹp. Khi chạm tay vào mặt cảm biến thì sẽ cấp nguồn cho thiết bị điện tử, chạm lần nữa thì ngắt.

Cảm biến phát hiện vật thể

Loại này thường được lắp đặt trên các cánh cửa tủ, khi đóng cửa tủ thì ngắt điện, khi mở cửa thì sẽ cấp nguồn để thiết bị điện như đèn sẽ sáng. Có loại thì tích hợp 1 cảm biến, có loại được tích hợp 2 cảm biến dành cho các cánh cửa tủ có hai cánh.

Công tắc cơ chạm

Có thể xem như một loại nguyên lý cảm biến, loại này thường lắp đặt ở vị trí các cánh cửa tủ. Khi chúng ta đóng cửa thì nút cơ sẽ tác động làm hở mạch điện làm tắt đèn, còn khi mở cửa thì sẽ đóng mạch điện cấp nguồn cho thiết bị điện tử. Loại này khá đơn giản dễ sử dụng và giá thành rẻ.

Các lưu ý khi sử dụng cảm biến cho đèn Led

Cần lưu ý nguồn cấp cho cảm biến đúng với thông số nhà cung cấp đưa ra, tránh bị vượt quá công suất gây quá tải cháy và hỏng cảm biến.

Các cảm biến thường được sử dụng với nguồn điện DC có điện áp và dòng nhỏ. Do đó, nếu là thiết bị điện tử có công suất lớn thì cần sử dụng một mạch chuyển hỗ trợ đóng ngắt thông qua cơ chế rờ le hoặc chip công suất lớn.

Cần lắp đặt các đầu nhận tín hiệu của cảm biến vị trí phù hợp để tránh gây nhiễu hoặc sai số, chẳng hạn như cảm biến vẫy tay nếu đặt ở vị trí quá thấp thì sẽ dễ bị nhận thông tin sai khi có người đi ngang qua.

Một số cần đấu nối thêm rờ le thời gian, chẳng hạn dùng cảm biến phát hiện người thì đèn sẽ sáng, không có người đèn tắt. Cần có thêm thiết bị thời gian trễ để hỗ trợ quá trình tắt chậm, nhằm ổn định chiếu sáng liên tục trong khoảng thời gian nhất định.

Như trên một số chia sẻ để chúng ta nắm sơ về nguyên lý cảm biến dành cho chiếu sáng. Trường hợp bạn chưa nắm có thể liên hệ trực tiếp với Vinahardware hoặc các đại lý để được hỗ trợ nhé. Xin cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Viết bình luận của bạn: